Hiện này, ngành công nghiệp cao su kỹ thuật đang có sự phát triển hết sức mạnh mẽ. Cao su Trịnh Phát đã cho ra thị trường hàng trăm sản phẩm với các ưu điểm và công dụng khác nhau giúp hoạt động sản xuất trở nên dễ dàng hơn và tiết kiệm chi phí hơn. Trong đó, Cao su giảm chấn chống rung là một ví dụ điển hình.

Cao su giảm chấn chống rung là một sản phẩm cao su kỹ thuật sử dụng trong các nghành công nghiệp sàng than, tuyển quặng, chân đế máy… Cao su giảm chấn chống rung được chia làm hai loại: giảm chấn có bám dính kim loại và giảm chấn không bám dính kim loại. Tùy theo yêu cầu của việc lắp đặt và tính chất công việc mà người ta chọn sử dụng loại giảm chấn nào.

1. Cao su giảm chấn chống rung

Cao su giảm chấn chống rung chiếm vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các thiết bị máy móc cơ khí. Trong cấu tạo của máy móc nếu thiếu cao su giảm chấn chống rung thì đa số máy không hoạt động, bị hỏng hoặc bị giảm công suất.

Sản phẩm Cao su giảm chấn chống rung

2. Chức năng của Cao su giảm chấn chống rung

Với kỹ thuật gia công hiện đại và nguồn nguyên liệu chất lượng. Sản phẩm Cao su giảm chấn chống rung của Công ty TNHH kỹ thuật cơ khí cao su Trịnh Phát sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với những sản phẩm kém chất lượng trên thị trường.

Chức năng chính của Cao su giảm chấn chống rung là giảm chấn chống rung cho các thiết bị máy móc sản xuất trong quá trình hoạt động

Hầu hết trong suốt quá trình hoạt động các thiết bị máy móc liên tục phát ra những tần số giao động, nếu những giao động lớn và nhiều lần có thể làm hư hai toàn bộ hệ thống máy nếu như thiếu sản phẩm cao su giảm chấn. Các sản phẩm cao su giảm chấn thường thấy nhất là khớp nối mềm, gioăng cao su, chân đỡ máy, vòng đệm cao su…

3. Phân loại Cao su giảm chấn chống rung

Cao su giảm chấn chống rung được chia làm hai loại: giảm chấn có bám dính kim loạigiảm chấn không bám dính kim loại.

Bản thân cao su cũng có khả năng bám dính với kim loại, tuy nhiên độ bám dính tự nhiên này không tốt, vì thế mà cần phải có một loại hóa chất nhằm gia cố thêm cho sự bám dính giữa cao su và kim loại. Chất này được gọi với cái tên thông dụng là “keo dán sắt”. Tùy vào từng loại vật liệu cao su mà chúng ta sẽ lựa chọn các loại keo dán sắt khác nhau để phù hợp. Nếu lựa chọn không đúng loại dán sắt sẽ không có tác dụng, mà đôi khi còn gây tác dụng ngược.

Sản phẩm cao su bám dính kim loại là một trong những sản phẩm thường gặp trong ngành cao su kỹ thuật, ngoài các sản phẩm seal, gasket, đệm, phớt cao su thì bên cạnh đó cao su bám dính kim loại cũng là một mặt hàng chủ lực.

Những dạng sản phẩm loại này thông thường như: trục, lô cao su, bánh xe, con lăn, giảm chấn…Những sản phẩm này có đặc điểm khác so với một sản phẩm chỉ toàn là cao su, là có phần kim loại, và cao su được phủ lên lớp kim loại đó. Vì thế mà vấn đề đặt ra cho nhà sản xuất cao su phụ tùng là làm thế nào để sản phẩm bám dính tốt giữa kim loại và cao su, vốn dĩ là 2 loại vật chất khác nhau.

Cao su giảm chấn có bám dính kim loại